Hệ thống cùng tham gia đảm bảo chất lượng cho rau an toàn ở Việt Nam

Hệ thống cùng tham gia đảm bảo chất lượng cho rau an toàn ở Việt Nam

Một cơ chế đảm bảo chất lượng đáng tin cậy với mức chi phí hợp lý cho phép người nông dân nâng cao thu nhập và giúp khôi phục lòng tin của người tiêu dùng vào thực phẩm.

An toàn thực phẩm là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Không tuần lễ nào trôi qua mà không có một vụ việc vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm bị phanh phui trên báo chí. Lạm dụng thuốc trừ sâu nguy hiểm, chất lượng thấp trong thời gian dài gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt đang ngày càng nhận thức được nguy cơ đó, bằng chứng là nhu cầu rau an toàn, rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh đang tăng lên nhanh chóng. Sự gia tăng này là cơ hội lớn cho nông dân trồng rau. Nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường, họ không những có thể cải thiện thu nhập của bản thân mà còn có thể cung ứng thực phẩm cho cộng đồng địa phương một cách an toàn và bền vững. Sản phẩm rau an toàn và hữu cơ của người nông dân có thể được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập, tuy nhiên quy trình này thường tốn kém và phức tạp, không phù hợp với nông hộ quy mô nhỏ.

Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia – PGS (Participatory Guarantee Systems), là một giải pháp thay thế: đây là một hệ thống quản lý chất lượng giúp đảm bảo nông sản an toàn và có thể khôi phục lòng tin người tiêu dùng. PGS khác với chứng nhận bên thứ ba ở nhiều điểm. Trước hết, PGS có chi phí không cao. Thứ hai, các quy định hành chính trong hệ thống PGS khá gọn nhẹ. Cả hai đặc điểm này khiến PGS trở thành giải pháp phù hợp với nông hộ nhỏ. Điểm khác biệt thứ ba là cách tiếp cận. Tên gọi của hệ thống đã cho thấy PGS cần có sự tham gia trực tiếp của nông dân và thậm chí là cả người tiêu dùng vào quá trình chứng nhận. Các nguyên tắc và quy định trong sản xuất an toàn hay hữu cơ được thiết lập và áp dụng thông qua sự đóng góp của tất cả các bên liên quan: người sản xuất, chính quyền, khối tư nhân và người tiêu dùng. Những nguyên tắc, quy định này được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh địa phương, bao gồm khu vực địa lý, môi trường văn hóa và thị trường. Sự tin cậy về chất lượng sản xuất và độ an toàn của sản phẩm được cải thiện bởi sự tham gia của các bên khác nhau ở những giai đoạn khác nhau.

Rikolto và các đối tác hiện đang làm việc với 10 tổ chức nông dân ở 4 tỉnh thành tại Việt Nam (Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng) để xây dựng năng lực sản xuất và quảng bá cho nông dân trong tổ chức. Chúng tôi sử dụng đầu ra của những dự án này để thuyết phục chính quyền cấp tỉnh và cấp trung ương về tiềm năng của PGS để trở thành một hệ thống chứng nhận có chi phí hợp lý, đáng tin cậy, và hy vọng rằng PGS sẽ sớm được công nhận.

Thách thức

  • Chính phủ Việt Nam công nhận chứng nhận VietGAP – một loại chứng nhận bởi bên thứ ba phức tạp, có chi phí cao, yêu cầu nhiều lao động, do vậy phần lớn nông hộ nhỏ không tiếp cận được. Trong khi đó, diện tích sản xuất rau ở Việt Nam ước tính đạt 735.000 ha, chỉ khoảng 63.000 ha (8%) có chứng nhận VietGAP (theo Đào Bách Khoa và cộng sự, 2015).
  • Nông hộ nhỏ thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm áp dụng thực hành nông nghiệp tốt – những thực hành phù hợp với tiêu chuẩn an toàn và hữu cơ.
  • Rất nhiều HTX và nhóm nông dân đối tác của Rikolto mới được thành lập và còn thiếu năng lực kinh doanh cũng như kỹ năng tổ chức để có thể phát huy hết tiềm năng của họ.
  • Nông dân thiếu kinh nghiệm xử lý sau thu hoạch khiến chất lượng nông sản giảm đáng kể.
  • Tổ chức nông dân thường gặp khó khăn khi ký hợp đồng dài hạn với công ty, nguyên nhân chính là vì họ thiếu tính cam kết đối với người mua hàng và năng lực quảng bá, tiếp thị còn yếu.
  • Mặc dù hơn 90% người tiêu dùng ở Hà Nội lo lắng về an toàn thực phẩm, chỉ có dưới 5% lượng rau tiêu thụ là rau an toàn. Một trong những lý do khiến người tiêu dùng lưỡng lự khi trả giá cao hơn cho rau an toàn là vì họ thiếu niềm tin vào người bán và chứng nhận.

Chiến lược của chúng tôi

  • Hỗ trợ nông dân áp dụng các biển pháp sản xuất an toàn và hữu cơ, theo tiêu chuẩn BasicGAP hoặc PGS Organic;
  • Thiết lập và hỗ trợ quản lý Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia để điều hướng tổ chức nông dân tự vận hành hệ thống một cách độc lập;
  • Tập huấn và kèm cặp nông dân về quảng bá sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh, quản lý tổ chức, đàm phán hợp đồng, kế toán, thất thoát sau thu hoạch, v.v.;
  • Lôi kéo sự tham gia của người tiêu dùng Việt Nam vào hệ thống PGS và nâng cao nhận thức của họ về vấn đề tiêu dùng rau an toàn và bền vững;
  • Thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh doanh bao trùm dài hạn giữa nông dân, người bán buôn, siêu thị và cửa hàng rau để sự hợp tác đó mang lại lợi ích cho các bên. Một trong những cách tiếp cận mà chúng tôi sử dụng là phương pháp luận LINK – được xây dựng bởi CIAT với mục đích tăng cường hợp tác giữa nông dân và khối tư nhân;
  • Xây dựng Bộ công cụ PGS nhằm giúp các cá nhân, tổ chức quan tâm thành lập và duy trì hệ thống PGS của riêng họ;
  • Tài liệu hóa các kết quả và bài học kinh nghiệm để vận động chính quyền cấp huyện, tỉnh thành và quốc gia hỗ trợ và đầu tư vào PGS như một hệ thống đảm bảo chất lượng, vì lợi ích của nông hộ nhỏ và người tiêu dùng.

Nông dân hưởng lợi trực tiếp

Tỉnh Phú Thọ

  • HTX Rau an toàn Tứ Xã: 54 nông dân
  • HTX Rau an toàn Tu Vũ: 65 nông dân

Tỉnh Hà Nam

  • HTX Cát Lại: 32 nông dân
  • HTX Trác Văn: 36 nông dân (sản xuất rau hữu cơ)

Tỉnh Vĩnh Phúc

  • HTX An Hòa: 160 nông dân
  • HTX Thanh Hà: 32 nông dân
  • HTX Vân Hội: 27 nông dân

Thành phố Đà Nẵng

  • HTX La Hường: 22 nông dân
  • Tổ hợp tác Ninh An: 38 nông dân
  • HTX Túy Loan: 40 nông dân

Tổng số nông dân hưởng lợi trực tiếp: 506

Ngân sách

Ngân sách hiện tại được cam kết dành cho chương trình rau giai đoạn 2017-2021 là 424.709,25 euro, phần lớn được tài trợ bở Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (Belgian Directorate General for Development – DGD).

Kết quả đã đạt được giai đoạn 2014 – 2016

  • Tháng 6/2014, tổ hợp tác Trác Văn đạt chứng nhận hữu cơ từ mạng lưới PGS Việt Nam. Kể từ đó, số lượng thành viên đã tăng gấp đôi, diện tích sản xuất tăng từ 1 lên 5 ha. Các hợp đồng cung ứng đã được ký kết với khối tư nhân, trong đó có chuỗi siêu thị thực phẩm sạch Bác Tôm tại Hà Nội. Giai đoạn 2013 – 2016, thu nhập của nông dân trên mỗi ha đất canh tác đã tăng từ 60 triệu đồng lên 360 triệu đồng VND.
  • Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia được thành lập tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Các nông hộ ở đây hiện đang sản xuất rau hữu cơ theo các tiêu chuẩn hữu cơ PGS. Tại Tân Đức, Việt Trì, Phú Thọ, Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia đã được đơn giản hoá nhằm đảm bảo quá trình chứng nhận rõ ràng với sự tham gia của các nông hộ.
  • Hệ thống PGS đã được áp dụng thành công tại HTX Tứ Xã, Phú Thọ, hiện đang cung cấp rau an toàn cho VinEco – thương hiệu lớn thuộc hệ thống Vinmart, một trong những chuỗi siêu thị bản lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Giá sản phẩm cao gấp 2-3 lần so với thị trường địa phương cho phép hợp tác xã tái đầu tư một phần lợi nhuận trong việc tăng cường hoạt động và quản lý.

Những thành tựu hướng tới vào năm 2021

Mục tiêu hướng đến cuối năm 2021:

  1. 21 Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia đang hoạt động tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng và Phú Thọ, có thể hoạt động độc lập với Rikolto và đại diện cho sự đa dạng của các bên liên quan;
  2. Các tổ chức nông dân được hỗ trợ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường rau an toàn trong điều kiện tốt, bao gồm thông qua các hợp đồng chính thức đảm bảo giá cả phải chăng, cam kết lâu dài và khối lượng hợp lý;
  3. Mô hình và bộ công cụ PGS hoàn thiện cho những bên quân tâm thiết lập hệ thống PGS riêng biệt, độc lập với sự hỗ trợ của Rikolto;
  4. Các đối tác nông dân áp dụng thực hành thân thiện với khí hậu và môi trường;
  5. Bốn tỉnh thành thông qua hệ thống PGS như một phần trong chính sách thực phẩm an toàn và nông nghiệp bền vững;
  6. Các mạng lưới PGS đang hoạt động tại 4 tỉnh thành sẽ mở ra một môi trường thuận lợi hơn cho các chính sách rau an toàn địa phương cũng như đảm bảo sự thống nhất giữa các hệ thống PGS;
  7. Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện từng bước để PGS được công nhận là một cơ chế đảm bảo chất lượng đáng tin cậy và được áp dụng trong các chính sách quốc gia;
  8. Hệ thống bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam có khả năng đại diện và bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn trong các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

Đóng góp vào Mục tiêu phát triển bền vững

Chương trình lúa gạo của Rikolto tại Việt Nam sẽ đóng góp cho những Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), cụ thể như sau:

SDG 1: Xoá nghèo trên cả nước dưới mọi hình thức

  • Mục tiêu 1.1. Đến năm 2030, xoá đói giảm nghèo triệt để cho người dân trên cả nước, mức sống hiện nay của người dân đang dưới 1,25 đô-la Mỹ/ngày.
  • Mục tiêu 1.2. Đến năm 2030, giảm thiểu ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở tất cả các lứa tuổi sống trong đói nghèo dưới mọi hình thức theo chủ trương của nhà nước.
  • Mục tiêu 1.7. Mở ra các khuôn khổ chính sách đúng đắn ở các cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, dựa trên những chiến lược phát triển hỗ trợ người nghèo và giới, hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo.

SDG 2: Chấm dứt nạn đói, bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

  • Mục tiêu 2.1. Đến năm 2030, chấm dứt đói nghèo và đảm bảo tất cả mọi người có thể tiếp cận thực phẩm an toàn và đầy đủ dinh dưỡng trong suốt cả năm, đặc biệt là người nghèo và người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh.
  • Mục tiêu 2.3. Đến năm 2030, tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập cho người sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, người dân bản địa, nông hộ, nông dân và ngư dân, cụ thể là thông qua việc tiếp cận bình đẳng và an toàn với đất đai, các nguồn lực và đầu vào khác, kiến thức, thị trường, cơ hội gia tăng giá trị và việc làm phi nông nghiệp.
  • Mục tiêu 2.4. Đến năm 2030, đảm bảo hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững và thực hiện các biện pháp canh tác bền vững nhằm tăng năng suất và sản xuất, giúp duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt và các thảm hoạ khác, dần dần cải thiện chất lượng đất nông nghiệp và trồng trọt.

SDG 5: Đạt được bình đẳng về giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái

  • Mục tiêu 5.5: Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ và các cơ hội nắm quyền lãnh đạo bình đẳng ở các cấp trong việc đưa ra quyết định đối với đời sống chính trị, kinh tế và cộng đồng.

SDG 8: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế liên tục, bao trùm và bền vững, phát triển việc làm đầy đủ, hiệu quả và ổn định cho tất cả mọi người

  • Mục tiêu 8.4: Đến năm 2030, từng bước cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên toàn cầu trong tiêu dùng và sản xuất, đồng thời cùng các quốc gia phát triển hàng đầu nỗ lực trong việc tách tăng trưởng kinh tế khỏi suy thoái môi trường theo khuôn khổ chương trình 10 năm về tiêu dùng và sản xuất bền vững.
  • Mục tiêu 8.5: Đến năm 2030, mang đến việc làm đầy đủ, hiệu quả và phù hợp cho tất cả phụ nữ và nam giới, bao gồm cả thanh thiếu niên và người khuyết tật, mức lương bình đẳng đối với các công việc có giá trị như nhau.

SDG 10: Giảm bất bình đẳng về thu nhập trong một quốc gia và giữa các quốc gia

  • Mục tiêu 10.1: Đến năm 2030, từng bước đạt được và duy trì tăng trưởng thu nhập cơ bản cho 40% dân số với tỷ lệ cao hơn mức bình quân quốc gia.

SDG 11: Tạo ra sự bao trùm, an toàn, linh hoạt và bền vững cho các thành phố và các khu dân cư

  • Mục tiêu 11.6: Đến năm 2030, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường theo đầu người, bao gồm cả việc chú trọng đến chất lượng không khí và quản lý rác thải đô thị và các loại rác thải khác.
  • Mục tiêu 11A: Hỗ trợ các mối liên kết kinh tế, xã hội và môi trường tích cực giữa thành thị, ngoại thành với nông thôn bằng cách đẩy mạnh kế hoạch phát triển trong nước và khu vực

SDG 12: Đảm bảo tiêu dùng và sản xuất bền vững

  • Mục tiêu 12.1. Tất cả các quốc gia đều thực hiện khung chương trình 10 năm về tiêu thụ và sản xuất bền vững (10YFP), trong đó các quốc gia phát triển đi đầu, có tính đến sự phát triển và năng lực của các quốc gia đang phát triển.
  • Mục tiêu 12.3. Đến năm 2030, giảm một nửa số lượng thực phẩm theo đầu người trên cả người bán và người mua, giảm lượng thực phẩm bị thất thoát trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả sau thu hoạch.
  • Mục tiêu 12.4: Đến năm 2020, quản lý môi trường phù hợp các hóa chất và tất cả các loại chất thải trong suốt quá trình sản xuất, tuân theo các khuôn khổ quốc tế đã được phê duyệt, giảm đáng kể lượng khí thải trong không khí, nước và đất nhằm tối thiểu hóa tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.

SDG 13: Thực hiện hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

  • Mục tiêu 13.1: Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với các mối nguy liên quan đến khí hậu và thiên tai ở tất cả các quốc gia.

SDG 17: Tăng cường các phương tiện thực hiện và khôi phục mối quan hệ đối tác toàn cầu về phát triển bền vững

  • Mục tiêu 17.7: Khuyến khích và thúc đẩy hiệu quả quan hệ đối tác công, công-tư và xã hội dân sự dựa trên kinh nghiệm và chiến lược về nguồn lực của các đối tác.

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Phú Thọ

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Phú Thọ

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Đà Nẵng

Hội Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

Hội Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng – DANUSTA

Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng – DANUSTA

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hà Nam

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nam

Hội phụ nữ huyện Duy Tiên

Trung tâm khuyến nông Hà Nam

Trung tâm khuyến nông Hà Nam

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc

Hội nông dân Vĩnh Phúc

Hội nông dân Vĩnh Phúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ

11.11.11

Sổ xố quốc gia Bỉ

Thành phố Leuven (Bỉ)

Liên minh học hỏi nông nghiệp sinh thái (The Agroecology Learning Alliance for Southeast Asia)/GRET

CLB Phụ nữ quốc tế Hà Nội (Hanoi International Women’s Club)

Thành phố Antwerp (Bỉ)

Nguyen Thi Den
Nguyen Thi Den
GF4C Programme Officer
+84 98 98 464 24